(Cần Thơ) – Sửa thành công laptop Lenovo IdeaPad 5 Pro 14ARH7 không lên nguồn sau khi hết pin, cắm sạc không nhận.
Máy này tôi nhận trong tình trạng bị mất nguồn, mở không lên, cắm adapter không nhận, cấp dòng cũng không nhận. Có lẽ vấn đề chỉ nằm ở phần “nhận sạc”? Nếu bạn đang cần sửa laptop tại Cần Thơ thì hãy tham khảo trường hợp này nhé.
Laptop này sử dụng CPU AMD Ryzen 5 6600HS, ngang với Intel Core i5 12500H. Đây là đời máy khá cao nên hiện tại vẫn chưa có schematic (sơ đồ mạch), tuy nhiên nếu am hiểu về cách thiết kế mạch dòng cao của hãng Lenovo thì mọi thứ trong tầm tay thôi.
Khi tháo máy ra thì bên trong có rất nhiều lông chó mèo rải rác khắp máy, có chỗ còn cuộn với bụi và ẩm nữa. Đây chính là nguyên nhân gây ra chạm chập trên mainboard. Bụi và những sợi lông này khi khô thì không sao chứ chỉ cần ẩm một chút là nó sẽ dẫn điện, gây chạm chập ngay.
Bây giờ tôi sẽ tháo rời mainboard ra khỏi máy, vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra sơ bộ và đo đạc nguội từng phần một theo đúng trình tự thiết kế mainboard của Lenovo.
Máy này sử dụng cổng sạc Type-C, cổng này đặc biệt ở chỗ nó không chỉ là cổng nguồn mà còn là cổng tín hiệu. Tức là bạn có thể cắm USB vào để đọc ghi dữ liệu được luôn. Chỉ những dòng máy đời cao mới có.
Các chức năng phức tạp đó được quản lý bởi một IC riêng biệt, có khối nguồn riêng biệt. Khi tôi đo đạc kiểm tra khu vực khối nguồn này thì đúng là IC Type-C đã bị chạm chết, nhưng bên cạnh đó còn có một Mosfet cũng chạm cháy luôn. Theo kinh nghiệm của tôi thì ban đầu máy chỉ bị chạm Mosfet thôi, nhưng do để quá lâu nên nó tiếp tục chạm chập làm chết IC.
Trước mắt tôi sẽ thay IC mới, cũng như Mosfet bị chạm chập và tất cả linh kiện bị ảnh hưởng trong cùng khối nguồn này.
Sau khi thay mới IC quản lý Type-C và sửa xong khối nguồn này thì mainboard đã có thể kích lên nguồn. Nhưng dòng tải lại ở mức khá cao, công suất quá lớn và quạt quay mạnh hết mức luôn.
Theo lẽ thường, nhiều người sẽ nghĩ rằng cường độ 1.617-1.627 Ampe là bình thường. Nhưng nhầm to, laptop Lenovo IdeaPad 5 Pro 14ARH7 trong trạng thái hoạt động tốt (toàn hệ thống chạy nhịp nhàng) sẽ ăn dòng rất thấp, chỉ khoảng 0.8-0.9 Ampe thôi.
Đây là dấu hiệu lỗi chương trình mainboard, làm cho quá trình trao đổi dữ liệu giữa SIO và PCH bị sai lệch, nguyên nhân chính là do máy bị sập nguồn (hết pin mà không có sạc). Do vậy khi bạn dùng laptop thì hãy lưu ý đừng để máy bị sập nguồn ngang, rất dễ gây lỗi. Nếu máy bị lỗi không nhận sạc thì nên sửa ngay, bệnh sẽ nhẹ hơn nhiều.
Tôi đã xóa toàn bộ chương trình khởi động cũ của SIO, và cả chương trình cũ của mainboard. Lập trình lại toàn bộ, đưa nó về zin như khi mới xuất xưởng. Dưới đây là mainboard đã được sửa xong, đang chạy tiến trình test kỹ thuật, mọi thứ khá ổn.
Cuối cùng ráp máy lại hoàn thiện và chạy test người dùng lần cuối nữa là xong. Bạn có thể thấy là dòng tải lúc này chỉ có 0.854 Ampe thôi, như vậy mới đúng tiêu chuẩn.
Nói chung, khi sửa laptop không lên nguồn thì điều quan trọng đầu tiên là phải xác định đúng nguyên nhân gây ra lỗi để sửa khoanh vùng sửa triệt để nó. Tiếp theo là phải nắm rõ các tiêu chuẩn xuất xưởng của máy, và phải đưa mọi chỉ số kỹ thuật về đúng tiêu chuẩn, nếu không thì máy vẫn chạy được nhưng sẽ không bền, dùng một thời gian sẽ sinh ra lỗi mới.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này, nếu cần hỗ trợ về laptop, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!